0
Tin tức

PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG tại TT 29/2021/TT-BLĐTBXH

1. CĂN CỨ PHÁP LÝ:

- Điều 22 khoản 3 Luật ATVSLĐ.

- Điều 21  khoản 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC đối với người SDLĐ không thực hiện việc đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

- Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

2. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:

- Lập danh sách lao động, xác định chức danh nghề, công việc của NLĐ tại từng vị trí làm việc.

- Tổ chức khảo sát, tư vấn về điều kiện lao động, những yêu cầu cần thiết để đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động;

- Tiến hành việc đo những thông số cơ bản về môi trường lao động, tiến hành theo dõi, ghi chép các thông số ecgonomy như sự phù hợp của tư thế lao động, cường độ lao động, tâm sinh lý lao động … làm cơ sở phân tích, đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động (danh mục chỉ tiêu cần đo kèm theo).

- Tổ chức phỏng vấn, lắng nghe ý kiến của người lao động trực tiếp, của cán bộ quản lý để làm rõ tâm tư, nguyện vọng người lao động một cách khách quan để phản ánh với doanh nghiệp về thực trạng tình hình.

- Tổng hợp số liệu, phân tích số liệu, đánh giá mức độ môi trường lao động theo Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và căn cứ vào những quy định hoặc hướng dẫn hiện hành để khuyến nghị doanh nghiệp các giải pháp thực hiện bảo đảm quyền lợi người lao động theo đúng quy định hiện hành.

- Tổng hợp viết dự thảo báo cáo đánh giá gửi doanh nghiệp và tham gia cuộc họp đánh giá (thống nhất thời gian giữa hai bên) trước khi ban hành báo cáo đánh giá chính thức.

3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI:

- Đối tượng đánh giá là người lao động đang làm việc bao gồm các chức danh nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không thuộc danh mục theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

- Phạm vi đánh giá tại nhà xưởng, vị trí làm việc, nơi làm việc tại các văn phòng và nhà máy

4. THỜI GIAN THỰC HIỆN:

Thời gian thực hiện ước tính 2,5 tháng (khoảng 70-80 ngày)

5. LỢI ÍCH ĐẠT ĐƯỢC: 

- Có căn cứ, cơ sở để giải quyết chế độ, quyền lợi đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tránh xảy ra thắc mắc, khiếu kiện của người lao động về chế độ, quyền lợi như phụ cấp lương, bồi dưỡng hiện vật, chế độ nghỉ phép năm, giới hạn thời giờ làm việc, chế độ nghỉ hưu sớm

- Thông qua hoạt động đánh giá, phân loại điều kiện lao động sẽ giúp bộ phận nhân sự, bộ phận an toàn điều chỉnh lại chức danh nghề ghi sai trong sổ BHXH (nếu có), đây là vướng mắc khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp.

- Góp phần tuân thủ đúng và đầy đủ quy định của pháp luật như đã nêu, tránh bị xử lý VPHC và nhất là tránh được thắc mắc, khiếu kiện của người lao động liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ.

Viết bình luận

Hotline 0918 593 031
Liên hệ qua Zalo
Messenger