0
Tin tức

QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI LAO ĐỘNG THEO ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG

Theo Thông tư Số 29/2021/TT-BLĐTBXH ngày 28/12/2021 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

I. Tổ chức có chức năng đánh giá điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Công ty Cổ phần Huấn luyện và Dịch vụ Kỹ thuật An toàn là đơn vị có chức năng đánh giá tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động.

Căn cứ vào Điều 5 của Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH thì Công ty Cổ phần Huấn luyện và Dịch vụ Kỹ thuật An toàn là đơn vị được Sở Y tế tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh và Cục Quản lý Môi trường Y tế- Bộ Y tế công bố đủ điều kiện Quan trắc Môi trường Lao động theo quy định của Luật An toàn vệ sinh lao động là tổ chức đủ điều kiện để Đánh giá điều kiện lao động.

II. Tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2022

Căn cứ Khoản 1, Điều 3, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH phân loại lao động theo điều kiện lao động:

Thứ nhất: Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại V và loại VI.

Thứ hai: Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại IV.

Thứ ba: Nghề, công việc không nặng nhọc, không độc hại, không nguy hiểm là nghề, công việc có điều kiện lao động được xếp loại I, II, III.

Việc phân loại lao động theo điều kiện lao động phải dựa trên kết quả đánh giá xác định điều kiện lao động theo phương pháp quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, mục đích của phương pháp phân loại lao động theo điều kiện lao động như sau:

- Thứ nhất: Xây dựng, sửa đổi, bổ sung hoặc đưa ra khỏi Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH.

- Thứ hai: Phân loại lao động theo điều kiện lao động đối với nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động để thực hiện các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khoẻ đối với người lao động. “Người sử dụng lao động thực hiện đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của pháp luật. – Trích dẫn khoản 3, Điều 22 của Luật An toàn vệ sinh lao động”

III. Mục đích, yêu cầu và quy trình và phương pháp đánh giá, xác định điều kiện lao động theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Mục đích:

- Có căn cứ, cơ sở để giải quyết chế độ, quyền lợi đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và tránh xảy ra thắc mắc, khiếu kiện của người lao động về chế độ, quyền lợi như phụ cấp lương, bồi dưỡng hiện vật, chế độ nghỉ phép năm, giới hạn thời giờ làm việc, chế độ nghỉ hưu sớm …

- Thông qua hoạt động đánh giá, phân loại điều kiện lao động sẽ giúp bộ phận nhân sự, bộ phận an toàn điều chỉnh lại chức danh nghề ghi sai trong sổ BHXH (nếu có), đây là vướng mắc khá bổ biến ở nhiều doanh nghiệp

- Góp phần tuân thủ đúng và đầy đủ quy định của pháp luật như đã nêu, tránh bị xử lý VPHC và nhất là tránh được thắc mắc, khiếu kiện của người lao động liên quan đến việc thực hiện chính sách, chế độ

Yêu cầu:

- Đối tượng đánh giá là người lao động đang làm việc bao gồm các chức danh nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không thuộc danh mục theo quy định tại Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH

Quy trình:

Căn cứ Điều 6, Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH, việc thực hiện đánh giá, xác định điều kiện lao động theo quy trình như sau:

Thứ nhất: Xác định tên nghề, công việc cần đánh giá, xác định điều kiện lao động.

Thứ hai: Đánh giá điều kiện lao động theo hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động:

Bước 1: Xác định các yếu tố có tác động sinh học đến người lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH (sau đây gọi tắt là Phụ lục I).

Nhóm A. Nhóm yếu tố đánh giá về vệ sinh môi trường lao động bao gồm: Vi khí hậu, áp lực không khí, Nồng độ hơi khí độc lớn hơn mức quy định của giới hạn cho phép, Nồng độ bụi lớn hơn so với mức quy định của giới hạn cho phép, Tiếng ồn trong sản xuất vượt giới hạn cho phép (dBA), rung xóc, Điện từ trường tần số radio, Điện từ trường tần số công nghiệp, Bức xạ ion hoá (mSV/năm), Tiếp xúc với sinh vật có hại,

Nhóm B. Nhóm yếu tố đánh giá tác động về tâm sinh lý lao động bao gồm: Mức tiêu hao năng lượng cơ thể (Kcal/ca làm việc), Biến đổi hệ tim mạch khi làm việc, Mức chịu tải của cơ bắp khi làm việc: giảm sức bền lực cơ (% số người so với đầu ca), Biến đổi chức năng hệ thần kinh trung ương, Mức hoạt động não lực, Căng thẳng thị giác, Độ căng thẳng chú ý và mệt mỏi thần kinh,

Nhóm C. Nhóm yếu tố đánh giá về Ecgônômi - tổ chức lao động bao gồm: Mức tiếp nhận thông tin: số tín hiệu tiếp nhận trong một giờ (chỉ đánh giá các công việc trong ngành cơ yếu, bưu điện viễn thông, tin học), Mức đơn điệu của lao động trong sản xuất dây chuyền, Nhịp điệu cử động, số lượng động tác trong 1 giờ, Vị trí, tư thế lao động và đi lại trong ca làm việc, Chế độ lao động, Nội dung công việc và trách nhiệm,

Bước 2: Lựa chọn ít nhất sáu yếu tố đặc trưng (có thể nhiều hơn 6 yếu tố) tương ứng với mỗi nghề, công việc. Các yếu tố này phải bảo đảm phản ánh đủ cả 03 nhóm vệ sinh môi trường lao động, tâm sinh lý lao động và Ecgônômi - tổ chức lao động trong hệ thống chỉ tiêu về điều kiện lao động quy định tại Phụ lục I.

Bước 3: Chọn một chỉ tiêu đối với mỗi yếu tố đặc trưng mà đơn vị đánh giá đã chọn tại Bước 2 để tiến hành đánh giá và cho điểm, trên cơ sở bảo đảm đầy đủ các nguyên tắc sau đây:

- Thang điểm để đánh giá mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của từng yếu tố nếu trên là thang điểm 06 quy định tại Phụ lục I Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Mức độ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm càng lớn thì cho điểm càng cao.

- Thời gian tiếp xúc của người lao động làm việc với các yếu tố dưới 50% thời gian của ca làm việc thì điểm số hạ xuống 1 điểm. Đặc biệt, đối với hóa chất độc, rung, ồn,  điện từ trường, bức xạ ion hóa, , yếu tố gây bệnh truyền nhiễm, thay đổi áp suất thì điểm xếp loại hạ xuống 1 điểm khi thời gian tiếp xúc dưới 25% thời gian của ca làm việc.

- Đối với các yếu tố quy định thời gian tiếp xúc cho phép thì hạ xuống 1 điểm nếu thời gian tiếp xúc thực tế khi làm việc dưới 50% thời gian tiếp xúc cho phép.

- Đối với những yếu tố có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu (từ 02 chỉ tiêu trở lên) để đánh giá thì chỉ chọn 1 chỉ tiêu chính để đánh giá và cho điểm; có thể đánh giá các chỉ tiêu khác nhằm tham khảo, bổ sung thêm số liệu cho chỉ tiêu chính.

Bước 4: Cách tính điểm trung bình các yếu tố theo công thức quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH

Bước 5: Tổng hợp kết quả vào phiếu theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH và xác định điều kiện lao động theo điểm trung bình các yếu tố như sau:

IV. Trách nhiệm của chủ sử dụng lao động trong việc phân loại lao động theo điều kiện lao động

Thứ nhất: Người sử dụng lao động phải thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại lao động lần đầu khi công ty đi vào sản xuất và khi có sự thay đổi về máy móc, công nghệ, quy trình tổ chức sản xuất dẫn đến việc thay đổi về điều kiện lao động hoặc khi thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động, quan trắc môi trường lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động mà phát hiện những yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại mới phát sinh so với lần đánh giá trước đó nhưng phải bảo đảm thực hiện rà soát, đánh giá, phân loại điều kiện lao động tối thiểu một lần trong vòng 5 năm.

Thứ hai: Đối với nghề, công việc tại nơi làm việc thuộc Danh mục nghề đã được người sử dụng lao động thực hiện các biện pháp giảm thiểu, loại trừ tác động của các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động tổ chức đánh giá, phân loại lao động và đề xuất gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được xem xét, có ý kiến về kết quả đánh giá, phân loại lao động. Trong đó phải gửi kèm các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH .

Thứ ba: Chủ sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH. Chủ sử dụng lao động có thể liên hệ Công ty Cổ phần Huấn luyện và Dịch vụ Kỹ thuật An toàn là đơn vị có chức năng và đủ điều kiện để tổ chức đánh giá, phân loại lao động theo phương pháp phân loại lao động được ban hành kèm theo Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH để được tư vấn và hướng dẫn.

Thứ tư: Người sử dụng lao động có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các chế độ theo quy định của pháp luật có liên quan đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Thứ năm: Đối với các nghề, công việc đã được đánh giá, phân loại lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH mà không còn đặc điểm, điều kiện lao động đặc trưng của nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm thì người sử dụng lao động không phải thực hiện các chế độ đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, sau khi có ý kiến của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

V. Căn cứ pháp lý đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

- Điều 22 khoản 3 Luật ATVSLĐ.

- Điều 21  khoản 5 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt VPHC đối với người SDLĐ không thực hiện việc đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

- Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ban hành danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

- Thông tư số 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định phương pháp đánh giá, phân loại lao động theo điều kiện lao động

VI. Lời ngỏ

Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động có hiệu lực từ ngày 15/4/2022.

Các cơ sở lao động có nhu cầu phân loại lao động theo điều kiện lao động theo quy định tại Thông tư 29/2021/TT-BLĐTBXH xin vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần Huấn luyện và Dịch vụ Kỹ thuật An toàn

Trụ sở: Tầng 19 Khu A, Tòa nhà Indochina Park Tower, số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh

Văn phòng miền Trung: Chung cư Yersin, Phường 9, Thành phố Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng.

ĐT: 0918 593 031 (Mr Bá Ngọc)

Viết bình luận

Hotline 0918 593 031
Liên hệ qua Zalo
Messenger