0
Tin tức

THÔNG TƯ 19/2016/TT-BYT

1. Quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động

- Thông tư số 19/2016 quy định công tác quản lý vệ sinh lao động gồm các nội dung:

+ Lập và cập nhật hồ sơ vệ sinh lao động;

+ Quan trắc môi trường lao động;

+ Khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và khám định kỳ bệnh nghề nghiệp;

+ Vệ sinh phòng chống dịch bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao sức khỏe nơi làm việc;

+ Kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của yếu tố có hại trong môi trường lao động;

+ Đáp ứng yêu cầu đối với công trình vệ sinh, phúc lợi tại nơi làm việc;

+ Tổ chức lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

- Hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động theo Thông tư 19/TT-BYT gồm có:

+ Hồ sơ sức khỏe cá nhân của người lao động gồm: Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc phiếu khám sức khỏe trước khi vào làm, sổ khám sức khỏe định kỳ hoặc sổ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp đối với người làm các công việc độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc yếu tố có hại; hồ sơ bệnh nghề nghiệp; giấy ra viện, giấy nghỉ ốm hoặc các giấy tờ điều trị (nếu có).

+ Hồ sơ quản lý tình hình sức khỏe và bệnh tật.

2. Sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc

- Thông tư 19/2016 quy định yêu cầu đối với hoạt động sơ cứu, cấp cứu tại nơi làm việc như sau:

+ Việc bố trí lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu phải dựa trên loại hình sản xuất, bản chất yếu tố nguy hiểm; số người lao động, ca làm việc; nguy cơ xảy ra tai nạn; tỷ lệ tai nạn lao động và khoảng cách đến cơ sở y tế gần nhất.

+ Trường hợp cơ sở có sử dụng hóa chất độc hại hoặc chất ăn mòn phải có vòi tắm khẩn và phương tiện rửa mắt tại vị trí dễ tiếp cận.

+ Nếu cơ sở sử dụng hóa chất nguy hiểm thì phải có phiếu an toàn, hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu tại nơi dễ tiếp cận.

+ Lực lượng sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các điều kiện theo quy định; phương tiện, thiết bị cấp cứu phải được kiểm tra định kỳ, rà soát để đảm bảo tình trạng sử dụng tốt; công khai lực lượng, trang thiết bị sơ cứu, cấp cứu.

- Tùy theo số lượng người lao động và tính chất ngành nghề mà Thông tư số 19 năm 2016 quy định số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau: Đối với công việc yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có dưới 100 lao động thì bố trí ít nhất 1 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu, cứ thêm 100 lao động thì phải thêm 01 lao dộng làm công tác sơ, cấp cứu. Còn đối với các công việc khác mà có dưới 200 lao động thì bố trí một người làm công tác sơ cấp cứu, cứ tăng thêm 150 lao động thì thêm một người sơ cấp cứu.

3. Chế độ báo cáo y tế lao động

- Ở tuyến cơ sở, cơ sở lao động báo cáo y tế lao động theo mẫu; cơ sơ khám chữa bệnh tuyến huyện, Trạm y tế xã, phường, thị trấn báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị.

- Tại tuyến huyện: Trung tâm y tế báo cáo y tế lao động; cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh báo cáo các trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị tại đơn vị.

- Tại tuyến tỉnh: Thông tư 19 quy định Sở Y tế và các đơn vị quản lý y tế Bộ, ngành báo cáo y tế lao động; Sở Y tế có trách nhiệm báo cáo danh sách các đơn vị đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động trên địa bàn.

Thông tư 19/2016/TT-BYT có hiệu lực ngày 15/8/2016.

Hotline 0918 593 031
Liên hệ qua Zalo
Messenger